Cúm A có nên xông hơi không? Lưu ý gì khi xông hơi?
Cúm A có nên xông hơi không? Thời điểm giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiều bệnh cho con người đặc biệt là bệnh cảm cúm. Xông hơi trị cảm cúm là phương pháp ông bà ta dùng từ xa xưa. Vậy có nên xông hơi khi bị cúm A không? Phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả không? Cùng Xông hơi Việt tìm hiểu trong bài viết sau.
Cúm A có nên xông hơi không?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, nó có thể gây nhiễm trùng tai, ho, sổ mũi, nghẹt mũi,… mà biện pháp xông hơi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng này.
Cúm A có nên xông hơi không?
Xông hơi được biết là phương pháp điều trị cảm cúm phổ biến. Phương pháp này có thể khắc phục triệu chứng của bệnh khi mới bị cảm. Các loại xông hơi có chứa những tinh chất giúp làm giãn mạch ngoại biên, tăng cường lượng máu, giúp cơ thể toát mò hôi, thải độc.
Tuy nhiên biện pháp xông hơi chỉ được thực hiện trong trường hợp bạn bị cảm cúm không sốt hoặc sốt nhẹ. Trong trường hợp bạn bị cúm A có kèm theo những cơn sốt cao và dai dẳng, thì tuyệt đối không được thực hiện phương pháp xông hơi. Nếu bạn cố tình xông hơi khi đang sốt cao, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi dẫn tới suy kiệt sức lực, thậm chí là ngất xỉu và nguy cơ đột quỵ cao.
Xông hơi đúng cách khi bị cúm A
Cúm a có nên xông hơi không thì bên trên Xông hơi Việt đã giải đáp rồi, vậy cách xông như nào để giảm các triệu chứng cúm A hiệu quả nhất?. Sau khi những cơn sốt cao qua đi, cơ thể đã dần bình phục bạn mới có thể thực hiện phương pháp xông hơi để đào thải độc tố bên trong cơ thể. Lúc này, bạn nên kết hợp với một vài lại lá cũng là các bài thuốc xa xưa để giúp cơ thể nhanh bình phục hơn.
- Một số loại lá có thể sử dụng để xông hơi như: Lá sả, vỏ bưởi, vỏ chanh, hương nhu, tía tô,….Rửa sạch các loại lá rồi đun nóng với nhiệt độ cao. Người bệnh nên ở trong phòng kín, tránh tiếp xúc với gió và không khí lạnh. Bạn có thể thực hiện xông hơi theo cách truyền thống là dùng nồi nước xông rồi trùm kín chăn khoảng 10-15 phút.
- Nếu bạn có phòng xông hơi, thì chỉ cần làm nóng đủ rồi bước vào phòng. Chú ý không để nhiệt độ phòng xông tăng lên một cách đột ngột. Tránh tạo cho không gian xông quá bí dẫn đến việc người xong khó thở. Bạn cũng không nên xông hơi quá lâu, khi xông hơi cần có người bên cạnh để theo dõi bệnh nhân.
Những người không nên áp dụng xông hơi khi bị cúm A
Biện pháp xông hơi sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị cúm A, tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách nó sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Không phải ai cũng có thể xông hơi, một số trường hợp không thể áp dụng biện pháp xông hơi như:
- Người đang sốt rất cao, sợ nóng, không khát nước, ra nhiều mồ hôi và không sợ lạnh.
- Người có dấu hiệu của đột quỵ như tăng huyết áp đột ngột.
- Người cao tuổi, già yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ vừa sinh hoặc đang mang thai
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Người có vấn đề về tim mạch.
- Người có biểu hiện tâm thần.
- Người bị tiêu chảy, sốt huyết, mắc bệnh ngoài da.
Những người không nên áp dụng xông hơi khi bị cúm a
Lưu ý khi xông hơi để mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm mệt mỏi khi bị cúm A
Để xông hơi đạt hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo những lưu ý khi thực hiện phương pháp xông hơi như sau:
- Cung cấp 1-2 ly nước ấm trước và sau khi xông hơi để cân bằng lượng nước trong cơ thể. Có thể uống nước ấm hoặc trà ấm, tuyệt đối không uống nước lạnh.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có gas trước khi xông hơi.
- Không xông hơi ngay khi vừa ăn no, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
- Trước và sau khi xông hơi không nên vận động mạnh và tham gia các hoạt động thể thao tiêu tốn nhiêu sức lực.
- Khi xông hơi nên mặc trang phục mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên mặc quần áo quá dày khiến mồ hôi bị thấm ngược lại cơ thể.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng xông phù hợp với cơ thể, không nên để nhiệt độ tăng lên một cách đột ngột.
- Chỉ nên xông hơi từ 15-20 phút, không nên ngồi trong phòng xông hơi quá lâu. Sử dụng đồng hồ cát để biết chính xác thời gian xông hơi.
- Kết hợp các loại tinh dầu trong phòng xông hơi để tăng hiệu quả xông hơi, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái.
- Sau khi xông hơi không nên tắm ngay mà nên dùng khăn lau khô mồ hôi, nghỉ ngơi thư giãn tại không gian thoáng mát, không có gió quá to.
Lưu ý khi xông hơi để mang lại hiệu quả cao
Xông hơi Việt vừa giải đáp thắc mắc “Cúm a có nên xông hơi không?“. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Khách hàng có nhu cầu lắp đặt phòng xông hơi các loại, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và cung cấp sản phẩm chất lượng nhất.
Xem thêm các chia sẻ khác của chúng tôi có tại: