Email: info@hafuco.com         Hotline: 097 113 2020 0971 273 789

Cách xông hơi giải cảm đúng cách

14/03/2020 14:51 +07 - Lượt xem: 43892

Thời tiết chuyển mùa cơ thể rất dễ bị nhiễm các bệnh cảm lạnh. Xông hơi giải cảm là một phương pháp truyền thống hiệu quả được sử dụng từ đời cha ông chúng ta đến tận bây giờ. Mời các bạn theo dõi bài viết này để được hướng dẫn xông hơi tại nhà đúng cách.

Hướng dẫn xông hơi giải cảm hiệu quả

Xông hơi giải cảm có an toàn không?

Theo Y học Đông Y bệnh cảm là do hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Bệnh thường dễ bị vào những thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường. Khí hậu thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi và dễ nhiễm lạnh sinh bệnh.

Xông hơi giải cảm là cách vận dụng quy luật điều tiết cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng trị cảm. Khi xông cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi đồng thời giúp giãn nở mạch máu ngoại biên. Từ đó sẽ hỗ trợ cơ thể giải độc, chống phù nề, tán thấp, giải cảm… Xông giải cảm là phương pháp an toàn được ứng dụng từ xa xưa, đem lại hiệu quả nhất định đối với từng người.

công dụng

Hướng dẫn cách xông hơi hỗ trợ giải cảm trị cúm an toàn

Dưới đây là những phương pháp mọi người có thể tham khảo về xông hơi giải cảm hiệu quả nhất được yêu thích hiện nay.

1. Bài thuốc xông giải cảm truyền thống

Theo kinh nghiệm dân gian là sử dụng các loại lá có tinh dầu thơm có lợi cho sức khỏe tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… Trong đó, thông dụng phổ biến nhất là lá chanh, lá sả, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,… Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai.. Từ đó làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai giúp giảm đau đầu, khó thở. Sau khi xông , người bệnh sẽ cảm thấy được thư giãn, nhẹ người hơn. 

Những loại lá này rất phổ biến ở sân vườn của các gia đình:

  • Lá sả: tốt cho tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, chữa đầy hơi, nôn mửa
  • Lá bưởi: giải cảm, tiêu thực
  • Bạc hà: sát khuẩn, chống viêm
  • Tía tô: khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
  • Hương nhu tía: thanh nhiệt giải biểu, hành khí, chỉ thống trường, chữa cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi
  • Ngải cứu: điều hòa khí huyết.

nguyên liệu

 

Quy trình thực hiện xông hơi bằng phương pháp truyền thống

Khi xông lỗ chân lông sẽ mở to nên bệnh nhân cần xông trong khu vực kín gió tránh giò lùa. Tốt nhất là có điều kiện thực hiện trong phòng xông riêng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tiến hành đun sôi nồi thảo dược từ 2 đến 3 loại khoảng 15-20 phút rồi bắt đầu thực hiện:

  • Bước 1: Đặt nồi để xông đặt trước mặt, cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người và nồi xông
  • Bước 2: Đầu ngẩng và tránh sang một bên tránh hơi nước tạt mạnh vào mặt.
  • Bước 3: Mở nồi từ từ cho hơi nước thoát ra ở mức vừa phải.
  • Bước 4: Sau khoảng 10-20 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông.

Đối với phương pháp này chúng ta cần kiên nhẫn trong khi thực hiện.

Lưu ý:

  • Không nên tắm luôn sau khi xông
  • Lau người sạch sẽ bằng khăn mềm và mặc quần áo vào
  • Nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút rồi có thể tắm.
  • Sau khi xông nên uống một cốc nước ấm

2. Sử dụng phòng xông hiện đại để giải cảm

Đây là phương pháp hiện đại giúp bạn tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó bạn sẽ dễ dàng thực hiện mà không phải mất nhiều bước như cách truyền thống.

 

Phòng xông hơi tại nhà

 

Nếu bạn có phòng xông hơi tại nhà, chỉ cần bật điện trước 5 – 10 phút, thả thảo dược hoặc tinh dầu vào hộp nguyên liệu của máy xông. Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm phòng xông rồi bước vào tiến hành xông giải cảm.

Lưu ý:

  • Không ngồi quá lâu trong phòng xông
  • Không xông quá nhiều lần một ngày
  • Không tắm lại ngay sau khi vừa xông giải cảm
  • Tránh vận động mạnh, nên massage cơ thể nhẹ nhàng

 

giải cảm hiệu quả

 

Những người có tình trạng sau đây không nên sử dụng phòng xông

Nếu bạn thuộc những trường hợp sau, không nên xông giải cảm bằng phòng xông để đảm bảo an toàn.

  • Bệnh về tim mạch, huyết áp.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Người đang dùng thuốc chữa bệnh.
  • Vừa ăn no.
  • Vừa sử dụng chất kích thích bia rượu…

Lưu ý khi xông trị cảm cúm tại nhà

  • Người bị bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần
  • Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước cho cơ thể
  • Không xông với trường hợp cảm nắng
  • Sau khi xông lau sạch mồ hôi và mặc quần áo. Tránh những nơi có nhiều gió.

Theo các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai không nên xông để giải cảm. Vì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột  không tốt cho thai nhi. Ngoài ra khi xông áp lực của nước nóng kết hợp với không gian bí bách sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, tụt huyết áp, ngạt thở nguy hiểm tới tính mạng. Chưa kể xông sẽ khiến cơ thể mất nước, cơ thể mệt mỏi.

Hy vọng qua nội dung bài viết trên Xông hơi Việt đã chia sẻ đã hướng dẫn cho các bạn xông hơi giải cảm đúng cách. Để quá trình xông đạt hiệu quả cao và chăm sóc sức khỏe tốt hơn, quý khách có nhu cầu lắp đặt phòng xông, máy xông hơi có thể liên hệ đến cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và báo giá nhanh nhất.

Các bạn cũng lưu ý tùy cơ địa từng người mà cách xông giải cảm trị cúm an toàn đạt hiệu nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện tại nhà!
 




Bài xem nhiều