Lỡ xông hơi khi mang thai thì có sao không? [Giải Đáp]
Lỡ xông hơi khi mang thai có làm sao không? Đây là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu chưa có kinh nghiệm mang thai, hoặc không biết mình có thai mà lại vô tình đi xông hơi. Nếu bạn là một trong những mẹ bầu mắc phải sai lầm này mà không biết làm sao, hãy để Xông hơi Việt giải đáp hết những thắc mắc của bạn ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Lỡ xông hơi khi mang thai phải làm sao?
Trong trường hợp bạn đã vô tình đi xông hơi khi mang thai, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ cho bạn biết sức khỏe hiện tại của mình và cả thai nhi. Sau đó, lắng nghe hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để hồi phục sức khỏe, giúp thai nhi phát triển bình thường.
Lỡ xông hơi khi mang thai phải làm sao?
Giải thích chi tiết lý do mang thai không nên xông hơi
Xông hơi là phương pháp giúp cơ thể đào thải độc tố, giải tỏa căng thẳng và thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, không phải cũng có thể xông hơi đặc biệt là phụ nữ có thai. Xông hơi ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu đều có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi khác nhau liên quan đến sự thay đổi hormone. Việc chịu đựng hơi nóng trong phòng xông có thể gia tăng những tác động tiêu cực đến sức khỏe của em bé và người mẹ. Xông hơi có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra một số tác động xấu như đau đầu, chóng mặt, khó thở, đau tim và thậm chí dẫn đến gây ra tiền sản giật, hậu sản giật và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Vì sao xông hơi trong thai kỳ lại dẫn đến những tình trạng này? Bởi vì nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai luôn lớn hơn so với thân nhiệt của người bình thường. Ngồi trong phòng xông hơi kín gió, bí bách lại chịu thêm tác động từ nhiệt độ cao khiến cơ thể nóng lên.
Nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng lên dẫn đến nước ối cũng bị làm nóng, gây phá hủy các tế bào trong bào thai và ngăn chặn quá trình chuyển oxy cho bé. Dẫn đến hiện tượng động thai, dị tật thai nhỉ, sảy thai.
Nhiệt độ phòng xông thường dao động từ 50 – 70 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên quá 38 độ C thì thai nhi dễ bị khuyết tật ống thần kinh, tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Với một số trường hợp, xông hơi còn dễ bị chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, làm giảm lượng máu dẫn đến nhau thai.
=> Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, bạn nên hạn chế hoặc tránh những hoạt động xông hơi và spa.
Nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng lên dẫn đến nước ối cũng bị làm nóng
Nếu các mẹ bầu muốn xông hơi để giảm stress và mệt mỏi, thì vẫn có những kiểu xông mặt nhưng nhẹ nhàng và an toàn hơn cho các mẹ lựa chọn dưới đây.
Các kiểu xông hơi mẹ bầu có thể thực hiện
Nếu mẹ bầu bị cảm cúm hoặc quá mệt mỏi trong quá trình mang thai và muốn sử dụng phương pháp xông hơi. Thì có thể tham khảo những phương pháp xông hơi vùng mặt an toàn cho mẹ bầu. Những phương pháp này do được thực hiện cho mỗi vùng mặt và đầu nên sẽ không làm nguy hiểm tới vùng bụng mang thai nhi, được đánh giá là an toàn với sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu thực hiện đúng cách.
1. Mẹ bầu xông mũi họng giải cảm
Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng cảm cúm trong khi mang thai nhưng lại không thể dùng thuốc để chữa bệnh vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến em bé. Lúc này, mẹ sẽ có những dịch khoang mũi bị ứ đọng lại gây khó chịu và cản trở quá trình hô hấp.
Xông mũi họng
Mẹ bầu có thể thực hiện xông hơi mũi họng khi gặp những tình trạng như: Cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi thai kì,….Hơi ẩm trong quá trình xông hơi sẽ giúp dịch mũi lỏng hơn và đẩy ra ngoài, giúp khoang mũi trở nên thông thoáng hơn. Hơi nóng cũng giúp mao mạch máu trong mũi co lại, niêm mạc mỏng hơn, giảm tình trạng phù nề giúp mũi thông thoáng.
Lưu ý: Bạn cũng nên tham khảo ý kiến về tình trạng của mình có phù hợp hay không trước khi sử dụng phương pháp này.
2. Xông mặt làm đẹp
Sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu nổi mụn, nhiều tàn nhang, nám da…Vì thế, mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp xông mặt giúp cải thiện các vấn đề trên. Xông hơi mặt đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu có được những tác dụng làm đẹp tuyệt vời mà còn giúp giải tỏa căng thẳng.
- Các lỗ chân lông trên da mặt sẽ được thông thoáng, dễ loại bỏ những bụi bẩn nhờ hơi nóng xông hơi.
- Da dễ dàng hơn trong việc hấp thụ các tinh chất để trở nên mịn màng, trắng sáng.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, có tinh thần thoải mái.
Xông mặt làm đẹp
Sả, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu oải hương, tinh dầu bưởi,…là những nguyên vật liệu thường được ưa thích sử dụng xông hơi mặt.
3. Xông da đầu
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp một số tình trạng như tóc yếu đi, gãy rụng tóc, đau đầu,… Xông đầu là một phương pháp truyền thống của người Việt Nam để giúp mẹ bầu thư giãn, tăng cường sức khỏe, giảm cải thiện tình trạng này nhờ hơi ấm làm chân tóc giãn nở.
Mẹ bầu có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên lành tính giúp quá trình xông hơi thoải mái, dễ chịu và đạt hiệu quả cao như: Hương nhu, kinh giới, bạc hà, sả… Sau khi thực hiện xông hơi da đầu, tóc mẹ trở nên chắc khỏe, mềm mại, giảm đau đầu nhờ loại bỏ bụi bẩn, giảm tiết bã nhờn, làm sạch chân tóc.
Xông da đầu
Lưu ý gì khi người mang thai xông hơi đảm bảo an toàn
Khi xông hơi vùng đầu và mặt, mẹ bầu cần lưu ý một vài điểm như sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
- Tránh xông hơi nóng quá mức: Khi bạn mang thai, cơ thể bạn thay đổi để chứa đựng và phục vụ cho thai nhi. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, chỉ nên xông hơi ở nhiệt độ dưới 37 độ C.
- Tránh xông hơi trong thời gian dài: Bạn nên hạn chế thời gian xông hơi của mình trong khoảng 10 đến 15 phút.
- Tránh xông hơi trong giai đoạn đầu của thai kỳ: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ (từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 12), thai nhi đang phát triển và các cơ quan và bộ phận của thai nhi đang hình thành. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao quá mức hoặc quá nhiều có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe của thai nhi.
- Uống nước đầy đủ: Việc xông hơi có thể làm bạn mất nước đồng thời cơ thể cần lượng nước thích hợp để duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bạn cần uống đủ nước trước và sau khi xông hơi để bù lại lượng nước mất đi.
- Không xông hơi toàn thân trong không gian kín: Bạn không nên xông hơi toàn thân đặc biệt không nên xông hơi trong không gian quá kín. Nên để một khoảng hở để cơ thể được trao đổi nhiệt, chỉ nên xông hơi những bộ phận nhất định.
Lưu ý gì khi người mang thai xông hơi
Xông hơi Việt vừa giải đáp thắc mắc lỡ xông hơi khi mang thai thì có sao không?. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn thông tin hữu ích để chăm sóc cơ thể mình và bảo vệ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Xem thêm các chia sẻ khác của Hafuco tại: